Công ty Trương Việt Logistics cung cấp dịch vụ: Cước vận chuyển quốc tế, Trucking, Thủ tục Hải quan, Đại lý khai hải quan, Giấy phép các loại.
Liên hệ: 0937 639 365 - Mr. Việt, email: david@truongvietlogistics.com

Các quy định chung về công tác phân tích, phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

{toc} $title={Xem nhanh}

 A- Công tác phân tích, phân loại hàng hóa đã được hệ thống hóa và quy định chi tiết tại các văn bản quy phạm pháp luật dưới đây:

+ Luật Hải quan số 54/2014/QH13;

+ Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu 107/2016/QH13;

+ Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt;

+ Nghị định 08/2015/NĐ-CP, Nghị định 59/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

+ Các Nghị định ban hành biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch, thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp;

+ Quyết định của Thủ tướng chính phủ ban hành biểu thuế nhập khẩu thông thường;

+ Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

+ Nghị định số 18/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

+ Thông tư 38/2015/TT-BTC, Thông tư số 39/2018/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; 

+ Thông tư 14/2015/TT-BTC hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu ; Thông tư 17/2021/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 14/2015/TT-BTC; 

+ Thông tư 31/2022/TT-BTC ban hành Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam.

B- Để tổ chức thực hiện các VBQPPL về công tác phân tích, phân loại hàng hóa, Tổng cục Hải quan đã ban hành các quy trình nghiệp vụ, biên soạn các tài liệu tham khảo của WCO về phân loại hàng hóa và các văn bản hướng dẫn quy trình, nghiệp vụ nhằm đảm bảo công tác phân loại hàng hóa toàn ngành được thực hiện thống nhất, góp phần thu đúng thu đủ thuế cho ngân sách nhà nước, chống gian lận thương mại qua mã số hàng hóa. Cụ thể bao gồm:

- Quyết định 1921/QĐ-TCHQ ngày 28/6/2018 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu;

- Quyết định 2166/QĐ-TCHQ ngày 04/08/2021 của Tổng cục Hải quan về Quy trình Phân tích để phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

- Quyết định số 2999/QĐ-TCHQ do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành ngày 06/9/2017 về việc ban hành quy chế  kiểm định, phân tích hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

- Công văn số 1643/TCHQ-TXNK ngày 9/4/2021 của Tổng cục Hải quan v/v thực hiện Thông tư số 17/2021/TT-BTC;.

- Công văn số 4798/TCHQ-TXNK ngày 11/10/2021 của Tổng cục Hải quan về quy trình báo cáo vướng mắc về phân loại hàng hóa;

- Quyết định số 3864/QĐ-TCHQ ngày 20/11/2015 của Tổng cục Hải quan về ban hành quy chế cập nhật sử dụng cơ sở dữ liệu về Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam, cơ sở dữ liệu về Biểu thuế, cơ sở dữ liệu về phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế;

- Quyết định 1557/QĐ-TCHQ ngày 13/07/2023 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Danh mục hàng hóa rủi ro về phân loại hàng hóa áp dụng mức thuế; 

- Công văn 7203/TCHQ-TXNK ngày 12/11/2020 của Tổng cục Hải quan về việc rà soát dữ liệu;

- Thông báo 4503/TB-TCHQ ngày 03/07/2020 của Tổng cục Hải quan về việc Thông báo Kết luận của Tổng cục trưởng tại cuộc họp triển khai công tác phân tích, phân loại và kiểm định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ công tác quản lý nhà nước về hải quan;

- Công văn 1297/TCHQ-KĐHQ ngày 24/3/2023 của Tổng cục Hải quan về việc triển khai lấy mẫu tại Trạm kiểm định di động;

- Công văn số 2447/TCHQ - KĐHQ ngày 22/6/2022 về công tác kiểm định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

- Tổ chức dịch và biên soạn các tài liệu tham khảo gồm Chú giải chi tiết HS, Chú giải SEN, Tuyển tập ý kiến phân loại của WCO.

C- Một số quy định cụ thể về công tác phân tích, phân loại hàng hóa:

1. Một số khái niệm:

Khoản 16 Điều 4 Luật Hải quan quy định: “16. Phân loại hàng hóa là việc căn cứ vào đặc điểm, thành phần, cấu tạo, tính chất lý, hóa, công dụng, quy cách đóng gói và các thuộc tính khác của hàng hóa để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.”

- Khoản 26 Điều 4 Luật Hải quan quy định: “26. Xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan là việc cơ quan hải quan xác định mã số, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hóa trước khi làm thủ tục hải quan.”

2. Về căn cứ phân loại hàng hóa

- Khoản 1 Điều 26 Luật Hải quan quy định: Phân loại hàng hóa để xác định mã số hàng hóa làm cơ sở tính thuế và thực hiện chính sách quản lý hàng hóa. Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.- Khoản 2 Điều 16 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định việc phân loại hàng hóa căn cứ vào hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin về thành phần, tính chất lý, hóa, tính năng, công dụng của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Khoản 5 Điều 29 Nghị định số 08 được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 59 quy định:

+ Trường hợp bằng các máy móc, thiết bị kỹ thuật hiện có tại Chi cục Hải quan, địa điểm kiểm tra hải quan, công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa không đủ cơ sở để xác định tính chính xác đối với nội dung khai của người khai hải quan về tên hàng, mã số, chủng loại thì yêu cầu cơ quan kiểm định hải quan thực hiện việc phân tích phân loại hoặc giám định để xác định các nội dung trên.

+ Trường hợp cơ quan hải quan không đủ điều kiện để xác định tính chính xác đối với nội dung khai của người khai hải quan thì cơ quan hải quan trưng cầu giám định của tổ chức giám định theo quy định của pháp luật và căn cứ kết quả giám định để quyết định việc thông quan hàng hóa.

- Điều 3 Thông tư 14/2015/TT-BTC quy định:

+ Trường hợp cơ quan hải quan không đủ cơ sở để xác định tính chính xác việc phân loại hàng hóa của người khai hải quan thì thực hiện phân tích để phân loại hàng hóa.

+ Trường hợp cơ quan hải quan không đủ điều kiện thực hiện phân tích hàng hóa thì sử dụng dịch vụ giám định của các tổ chức giám định theo quy định của pháp luật về dịch vụ giám định thương mại để làm cơ sở thực hiện.

+ Để phân loại hàng hóa, người khai hải quan có thể sử dụng các dịch vụ giám định hàng hóa của các tổ chức giám định theo quy định của pháp luật hoặc cơ sở dữ liệu về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam để xác định các thông tin về thành phần, tính chất lý, hóa, tính năng, công dụng của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Về trách nhiệm của cơ quan hải quan khi kiểm tra, phân loại hàng hóa 

Điều 19 Luật hải quan quy định về trách nhiệm của công chức hải quan:

Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, quy trình nghiệp vụ hải quan và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Hướng dẫn người khai hải quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi có yêu cầu.

Lấy mẫu hàng hóa với sự có mặt của người khai hải quan để cơ quan hải quan phân tích hoặc trưng cầu giám định phục vụ kiểm tra hải quan.

Yêu cầu người khai hải quan cung cấp thông tin, chứng từ liên quan đến hàng hóa để xác định đúng trị giá hải quan của hàng hóa.

Khoản 5 Điều 26 Luật hải quan quy định trách nhiệm của cơ quan hải quan:

Khi tiến hành kiểm tra hải quan, cơ quan hải quan xác định mã số hàng hóa căn cứ hồ sơ hải quan, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc kết quả phân tích, giám định hàng hóa. Trong trường hợp không chấp nhận mã số hàng hóa do người khai hải quan khai, cơ quan hải quan có quyền lấy mẫu hàng hóa với sự chứng kiến của người khai hải quan để phân tích, trưng cầu giám định và quyết định mã số đối với hàng hóa đó; nếu người khai hải quan không đồng ý với kết quả phân loại của cơ quan hải quan thì có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

4. Trách nhiệm của người khai hải quan về việc phân loại hàng hóa

- Khoản 2 Điều 18 Luật hải quan quy định người khai hải quan có trách nhiệm:

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực của nội dung đã khai và các chứng từ đã nộp, xuất trình; về sự thống nhất nội dung thông tin giữa hồ sơ lưu tại doanh nghiệp với hồ sơ lưu tại cơ quan hải quan;

+ Thực hiện quyết định và yêu cầu của cơ quan hải quan, công chức hải quan trong việc làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.

- Khoản 2 Điều 17 Luật quản lý thuế quy định trách nhiệm của người nộp thuế: Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.

- Thời gian lưu giữ hồ sơ đối với hàng hóa đã được thông quan là 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, trừ trường hợp có quy định khác (Khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan); lưu giữ sổ sách chứng từ khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn do pháp luật quy định; xuất trình hồ sơ, cung cấp thông tin, chứng từ liên quan khi cơ quan Hải quan yêu cầu kiểm tra theo quy định.


https://www.haiquanvietnam.com/2023/09/cac-quy-dinh-chung-ve-cong-tac-phan-tich-phan-loai-hang-hoa.html

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn