Questions about prescription drugs entering Vietnam after checking regulations
Thông tin đơn vị gửi yêu cầu | |
Tên | Hailey Chan |
Câu hỏi yêu cầu tư vấn - hỗ trợ | |
Lĩnh vực | Customs Procedures |
Tiêu đề | Questions about prescription drugs entering Vietnam after checking regulations |
Câu hỏi | Dear Sir, Dear Madam Regarding the regulations on bringing medicines into Vietnam, it is mentioned that 'Trường hợp thuốc sử dụng cho người bị bệnh thuộc Danh mục bệnh hiểm nghèo quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuốc có tổng trị giá hải quan không quá 10.000.000 (mười triệu) đồng 01 lần và số lần nhận thuốc tối đa không quá 04 lần trong 01 năm cho 01 cá nhân.' Does what I understand here mean that I can only bring medicines for lupus erythematosus to Vietnam 4 times in a year? Is my understanding wrong?I Because I need to go to Vietnam many times to work with the company. Thanks. |
Nội dung tư vấn - hỗ trợ - trả lời | |
Đơn vị phụ trách | |
Văn bản liên quan | |
Việc mang thuốc từ nước ngoài vào Việt Nam để điều trị bệnh theo kê đơn ở nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Điều 75 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều về biện pháp thi hành Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06/04/2016 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 38 Điều 4 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, cụ thể như sau: “Điều 75. Tiêu chí, hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc không vì mục đích thương mại theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 60 của Luật dược 1. Thuốc chỉ được cấp phép nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu không vì mục đích thương mại khi thuộc một trong các trường hợp sau: a) Thuộc hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận tải đơn hoặc hàng hóa mang theo người của người nhập cảnh để điều trị bệnh cho bản thân người nhập cảnh. b) Không phải là thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất và thuộc hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài, những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này hoặc các tổ chức được cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài giới thiệu. 2. Các thuốc quy định tại khoản 1 Điều này phải có giấy phép nhập khẩu, trừ các trường hợp sau: a) Số lượng nhập khẩu không vượt quá số lượng sử dụng tối đa 07 ngày đối với thuốc gây nghiện hoặc 10 ngày đối với thuốc hướng thần, thuốc tiền chất theo liều dùng ghi trong đơn thuốc kèm theo; b) Thuốc nhập khẩu không phải là thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, có tổng trị giá hải quan không quá 200 (hai trăm) đô-la Mỹ (tính theo tỷ giá liên ngân hàng tại thời điểm thông quan) 01 lần và số lần nhận thuốc tối đa không quá 03 lần trong 01 năm cho 01 tổ chức, cá nhân. Trường hợp thuốc sử dụng cho người bị bệnh thuộc Danh mục bệnh hiểm nghèo quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuốc có tổng trị giá hải quan không quá 10.000.000 (mười triệu) đồng 01 lần và số lần nhận thuốc tối đa không quá 04 lần trong 01 năm cho 01 cá nhân. 3. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu: a) Đơn đề nghị nhập khẩu thuốc theo Mẫu số 27 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; b) (được bãi bỏ) c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có chữ ký của người đề nghị cấp phép nhập khẩu hoặc bản sao có đóng dấu của tổ chức đề nghị cấp phép nhập khẩu đối với đơn thuốc, sổ y bạ theo dõi điều trị ngoại trú. Các giấy tờ này phải có đầy đủ các nội dung sau: Tên, tuổi người bệnh; tên thuốc, hàm lượng hoặc nồng độ và dung tích; số lượng thuốc (hoặc số ngày dùng thuốc); liều dùng; họ tên, chữ ký của thầy thuốc; địa chỉ của bệnh viện, phòng khám nơi thầy thuốc hành nghề. Trường hợp nộp bản sao có chữ ký của người đề nghị cấp phép nhập khẩu hoặc bản sao có đóng dấu của tổ chức đề nghị cấp phép nhập khẩu thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu khi nộp hồ sơ. Trường hợp thuốc quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì không phải nộp tài liệu quy định tại điểm này. d) (được bãi bỏ). 4. Số lượng hồ sơ quy định tại Điều này là 01 bộ.” Bệnh Lupus ban đỏ thuộc Danh mục bệnh hiểm nghèo quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ. Căn cứ khoản 2 Điều 75 dẫn trên, nếu bạn mang thuốc điều trị Lupus ban đỏ quá mười triệu đồng 01 lần hoặc số lần nhận thuốc quá 04 lần trong 01 năm cho 01 cá nhân thì phải có giấy phép nhập khẩu khi mang thuốc trong hành lý nhập cảnh tại Việt Nam. Đề nghị bạn căn cứ và nghiên cứu kỹ các quy định dẫn trên, đối chiếu với sản phẩm bạn dự kiến mang theo khi nhập cảnh để thực hiện. Ban GSQL về Hải quan trả lời bạn nội dung trên để biết và thực hiện./. |