Một câu hỏi về việc nhận thuốc từ Nga
Thông tin đơn vị gửi yêu cầu | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tên | Stass | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Câu hỏi yêu cầu tư vấn - hỗ trợ | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Lĩnh vực | Customs Procedures | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tiêu đề | question about receiving medicine from Russia (Một câu hỏi về việc nhận thuốc từ Nga) | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Câu hỏi | Hi, I need to receive unique medicine from Russia that is not available in Vietnam, called Adaptol/Mebicar, and I want my father to send it to me via postal service. Is it banned in Vietnam to do that or is it possible for me to receive it? And what should I do exactly if I'm allowed? Best, Stass Xin chào, Tôi cần nhận một loại thuốc đặc biệt từ Nga mà không có ở Việt Nam, có tên là Adaptol/Mebicar, và tôi muốn bố tôi gửi thuốc cho tôi qua dịch vụ bưu chính. Việc đó có bị cấm ở Việt Nam không hay tôi có thể nhận được không? Và tôi nên làm gì nếu được phép? Thân ái, Stass | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nội dung tư vấn - hỗ trợ - trả lời | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đơn vị phụ trách | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Văn bản liên quan | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trả lời câu hỏi của bạn đọc, Bộ phận tư vấn của Ban biên tập có ý kiến trao đổi như sau: 1. Về chính sách hàng hóa: Hiện nay việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu thuốc thực hiện theo quy định cụ thể tại Điều 75 và điểm d Khoản 4 Điều 92 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều về biện pháp thi hành Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06/04/2016 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 38 Điều 4 Lĩnh vực Dược phẩm, Chương II Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, cụ thể như sau: “Điều 75. Tiêu chí, hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc không vì mục đích thương mại theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 60 của Luật dược 1. Thuốc chỉ được cấp phép nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu không vì mục đích thương mại khi thuộc một trong các trường hợp sau: a) Thuộc hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận tải đơn hoặc hàng hóa mang theo người của người nhập cảnh để điều trị bệnh cho bản thân người nhập cảnh. b) Không phải là thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất và thuộc hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài, những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này hoặc các tổ chức được cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài giới thiệu. 2. Các thuốc quy định tại khoản 1 Điều này phải có giấy phép nhập khẩu, trừ các trường hợp sau: a) Số lượng nhập khẩu không vượt quá số lượng sử dụng tối đa 07 ngày đối với thuốc gây nghiện hoặc 10 ngày đối với thuốc hướng thần, thuốc tiền chất theo liều dùng ghi trong đơn thuốc kèm theo; b) Thuốc nhập khẩu không phải là thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, có tổng trị giá hải quan không quá 200 (hai trăm) đô-la Mỹ (tính theo tỷ giá liên ngân hàng tại thời điểm thông quan) 01 lần và số lần nhận thuốc tối đa không quá 03 lần trong 01 năm cho 01 tổ chức, cá nhân. Trường hợp thuốc sử dụng cho người bị bệnh thuộc Danh mục bệnh hiểm nghèo quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuốc có tổng trị giá hải quan không quá 10.000.000 (mười triệu) đồng 01 lần và số lần nhận thuốc tối đa không quá 04 lần trong 01 năm cho 01 cá nhân. 3. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu: a) Đơn đề nghị nhập khẩu thuốc theo Mẫu số 27 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; b) Cam kết của cá nhân, tổ chức đề nghị nhập khẩu thuốc về việc chịu trách nhiệm về nguồn gốc và chất lượng thuốc nhập khẩu; c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có chữ ký của người đề nghị cấp phép nhập khẩu hoặc bản sao có đóng dấu của tổ chức đề nghị cấp phép nhập khẩu đối với đơn thuốc, sổ y bạ theo dõi điều trị ngoại trú. Các giấy tờ này phải có đầy đủ các nội dung sau: Tên, tuổi người bệnh; tên thuốc, hàm lượng hoặc nồng độ và dung tích; số lượng thuốc (hoặc số ngày dùng thuốc); liều dùng; họ tên, chữ ký của thầy thuốc; địa chỉ của bệnh viện, phòng khám nơi thầy thuốc hành nghề. Trường hợp nộp bản sao có chữ ký của người đề nghị cấp phép nhập khẩu hoặc bản sao có đóng dấu của tổ chức đề nghị cấp phép nhập khẩu thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu khi nộp hồ sơ. Trường hợp thuốc quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì không phải nộp tài liệu quy định tại điểm này. Trường hợp nộp bản sao có chữ ký của người đề nghị cấp phép nhập khẩu thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu khi nộp hồ sơ. 4. Số lượng hồ sơ quy định tại Điều này là 01 bộ. Điều 92. Quy định đối với giấy tờ chuyên ngành mà cơ sở kinh doanh dược, tổ chức, cá nhân cần xuất trình và nộp khi thông quan xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc Ngoài các giấy tờ phải nộp, xuất trình theo quy định của pháp luật về hải quan, cơ sở kinh doanh dược, tổ chức, cá nhân phải xuất trình và nộp các giấy tờ sau khi thông quan xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc: 4. Thông quan nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, trừ dược liệu: d) Nộp bản sao đơn thuốc, sổ y bạ theo dõi điều trị ngoại trú có chứng thực hoặc có chữ ký của người nhập cảnh hoặc bản sao có đóng dấu của tổ chức nhập khẩu với số lượng thuốc nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp sau: Không vượt quá số lượng sử dụng tối đa 07 ngày đối với thuốc gây nghiện hoặc 10 ngày đối với thuốc hướng thần, thuốc tiền chất theo liều dùng ghi trong đơn thuốc kèm theo; Thuốc nhập khẩu không phải là thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, có tổng trị giá hải quan không quá 200 (hai trăm) đô-la Mỹ (tính theo tỷ giá liên ngân hàng tại thời điểm thông quan) 01 lần và số lần nhận thuốc tối đa không quá 03 lần trong 01 năm cho 01 tổ chức, cá nhân. Trường hợp thuốc sử dụng cho người bị bệnh thuộc Danh mục bệnh hiểm nghèo quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuốc có tổng trị giá hải quan không quá 10.000.000 (mười triệu) đồng 01 lần và số lần nhận thuốc tối đa không quá 04 lần trong 01 năm cho 01 cá nhân. Trường hợp nộp bản sao có chữ ký của người nhập cảnh hoặc bản sao có đóng dấu của tổ chức nhập khẩu, tổ chức, cá nhân phải xuất trình bản chính đơn thuốc, sổ y bạ theo dõi điều trị ngoại trú để đối chiếu khi thông quan.”. Danh mục bệnh hiểm nghèo quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nêu tại Điểm d Khoản 4 Điều 92 dẫn trên như sau: “ PHỤ LỤC IV DANH MỤC BỆNH HIỂM NGHÈO
Đề nghị bạn nghiên cứu các quy định trên và của Bộ Y tế, đối chiếu với thực tế hàng hóa nhập khẩu để thực hiện. Trường hợp còn vướng mắc thì liên hệ với Bộ Y tế để được hướng dẫn theo thẩm quyền. 2. Về thủ tục hải quan: Thủ tục, hồ sơ nhập khẩu thực hiện theo quy định hiện hành tại Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Thông tư 49/2015/TT-BTC ngày 14/4/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 6 Điều 1 Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 15/10/2019 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định. Trường hợp còn vướng mắc thì bạn liên hệ cơ quan Hải quan cửa khẩu nơi bạn dự kiến làm thủ tục nhập khẩu để được hướng dẫn và giải quyết thủ tục nhập khẩu cụ thể. Bộ phận tư vấn của Ban biên tập thông báo để bạn đọc biết./. Trân trọng! |