Công ty Trương Việt Logistics cung cấp dịch vụ: Cước vận chuyển quốc tế, Trucking, Thủ tục Hải quan, Đại lý khai hải quan, Giấy phép các loại.
Liên hệ: 0937 639 365 - Mr. Việt, email: david@truongvietlogistics.com

04-N2016: Nghiên cứu biện pháp quản lý rủi ro đối với hàng hóa thuộc diện chính sách quản lý chuyên ngành nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra hải quan

{toc} $title={Xem nhanh}

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu hướng quốc tế về đổi mới phương pháp quản lý chuyển từ quản lý theo từng "giao dịch" sang theo đối tượng, nhóm đối tượng rủi ro dựa trên nguyên lý quản lý rủi ro và theo tiến trình hiện đại hóa, cải cách thủ tục hành chính của Hải quan Việt Nam, việc triển khai áp dụng quản lý rủi ro ngày càng sâu rộng trong tất các hoạt động nghiệp vụ đã và đang được Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan quan tâm thực hiện thời gian qua.

Hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành được quy định tại các văn bản, chính sách quy định về quản lý, kiểm tra chuyên ngành. Tính đến năm 2016, hệ thống các văn bản liên quan đến quản lý, kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu và thông quan hàng hóa với trên 262 văn bản quy định bao gồm từ Luật, Nghị định, Thông tư, văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý khác của các Bộ chủ quản.

Thực tế áp dụng quản lý rủi ro thời gian qua đối với hàng hóa thuộc diện chính sách quản lý chuyên ngành (sau đây gọi tắt là hàng hóa QLCN) hiện chủ yếu được thực hiện ở việc cập nhật tiêu chí lựa chọn trên hệ thống thông tin, nghiệp vụ của ngành để phân luồng kiểm tra hải quan dựa trên mã số hàng hóa theo văn bản quy định, chính sách QLCN đã ban hành với thông tin chi tiết tên hàng, mã số HS hàng hóa theo Danh mục, Biểu thuế hiện hành hoặc dựa trên kết quả rà soát, áp mã số hàng hóa của cơ quan Hải quan đối với những văn bản, chính sách không nêu cụ thể hoặc chưa được chuẩn hóa về mã số HS của đối tượng quản lý theo quy định hiện hành. Mặt khác, có sự chồng chéo trong xác định hàng hóa thuộc diện chính sách quản lý, "định danh" nhưng không "định mã" hoặc áp mã HS hàng hóa với phạm vi rộng hơn so với chủng loại hàng hóa thuộc đối tượng quản lý hoặc thậm chí không còn phù hợp với quy định hiện hành do văn bản ban hành từ rất lâu trước đó. Việc này gây nhiều khó khăn trong khai báo thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và trong quá trình thực thi quản lý nhà nước của cơ quan Hải quan trên nền tảng công nghệ thông tin, tự động hóa như hiện nay.

Hơn nữa, trước thực tế khách quan đòi hỏi cần áp dụng quản lý rủi ro sâu hơn, rộng hơn nữa trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan; trước nhu cầu cần nghiên cứu, tổ chức triển khai đề án của Bộ Tài chính về nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và yêu cầu phải tổ chức thực hiện các nội dung tại Nghị quyết của Chính phủ về thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia thì việc lựa chọn vấn đề "Nghiên cứu biện pháp quản lý rủi ro đối với hàng hóa thuộc diện chính sách quản lý chuyên ngành nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra hải quan" làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tổng cục Hải quan có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

2. Tình hình nghiên cứu

2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Qua tìm hiểu, tính đến nay hiện chưa có tác giả hoặc sản phẩm nghiên cứu công khai nào nghiên cứu về biện pháp nghiệp vụ, biện pháp quản lý rủi ro của cơ quan Hải quan áp dụng với đối tượng là hàng hóa QLCN. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

a) Đề án "Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu" của Bộ Tài chính được phê duyệt theo Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17/11/ 2015 của Thủ tướng Chính phủ: nội dung đề án tập trung làm rõ thực trạng cơ chế, chính sách quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa; thực tế tổ chức thực hiện tại cửa khẩu; sự phối hợp giữa cơ quan kiểm tra chuyên ngành, cơ quan Hải quan và các cơ quan có liên quan, từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong đó tập trung vào xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật (cơ chế, chính sách, biện pháp quản lý nhà nước, các quy trình, quy định về lĩnh vực này) và bộ máy kiểm tra chuyên ngành. Tuy vậy, các giải pháp mang tính chất định hướng, tổng thể để các Bộ, ngành tổ chức thực hiện. Đề án có đề cập tới việc áp dụng quản lý rủi ro của các Bộ quản lý chuyên ngành nhưng mới dừng lại ở phạm vi, góc độ "kiểm tra chuyên ngành", chưa đưa được nguyên lý quản lý rủi ro trong xác định đối tượng quản lý chuyên ngành - hàng hóa - nhằm phân biệt rõ: đối tượng có rủi ro, trọng điểm rủi ro cần kiểm tra; đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của hàng rào kỹ thuật, bảo vệ nền sản xuất trong nước, bảo vệ người tiêu dùng; đối tượng cần quản lý theo số liệu thống kê, báo cáo,… Cũng trong nhóm giải pháp về đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên ngành, đề án đã gắn trách nhiệm của cơ quan Hải quan trong quá trình thực hiện quản lý hải quan đối với hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành trên nền cơ sở quản lý rủi ro. Điều này đặt ra yêu cầu cần có những sản phẩm nghiên cứu của ngành Hải quan về áp dụng quản lý rủi ro đối với hàng hóa nói chung và đối với hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành nói riêng trong quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của mình nhằm triển khai thực hiện đề án nêu trên.

b) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ mã số 2015-07 "Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đáp ứng yêu cầu cải cách hiện đại hóa hải quan" , sản phẩm nghiên cứu trên nền tảng, tiền đề của Đề án nêu trên nhưng được nhìn nhận dưới góc độ, phạm vi về hoạt động quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Đề tài đã đánh giá thực trạng của công tác quản lý chuyên ngành trong đó tập trung vào hệ thống văn bản pháp quy, công tác tổ chức thực hiện và xây dựng 09 nhóm giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, tuy nhiên chưa đi sâu đánh giá tác động của văn bản, chính sách đến hàng hóa theo cơ cấu phân loại, áp mã hoặc phạm vi, giới hạn điều chỉnh trong chính sách đối với hàng hóa để làm nổi bật sự chồng chéo của chính sách quản lý hàng hóa, khó khăn trong xác định, áp mã đích danh hàng hóa thuộc đối tượng điều chỉnh theo chính sách.

c) Một số luận văn thạc sỹ trong thời gian qua có nội dung nghiên cứu liên quan đến quản lý rủi ro nói chung hoặc về áp dụng quản lý rủi ro đối với hàng hóa trong phạm vi loại hình gia công, sản xuất, xuất khẩu, theo địa bàn Cục Hải quan hoặc trong quy trình thủ tục xuất nhập khẩu hoặc dưới góc độ pháp luật trong thực thi quản lý nhà nước về hải quan, đó là:

- Nguyễn Quang Huy (2015), quản lý rủi ro trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội;

- Nguyễn Thị Châu Cương (2013), áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh;

Tuy nhiên trong nội dung nghiên cứu của các tác giả nêu trên cũng như các đề tài nghiên cứu tương tự khác tính đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về nội dung, biện pháp quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện chính sách quản lý chuyên ngành.

d, Năm 2015, Tổng cục Hải quan đã tổ chức xây dựng, ban hành, quản lý và áp dụng 10 Danh mục rủi ro hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan (tại 05 Quyết định) - trong đó, bản thân chủ nhiệm và 1 số thành viên đề tài này là người trực tiếp tham gia xây dựng với vai trò đầu mối, phối hợp với 03 đơn vị được giao chủ trì xây dựng, đồng thời chủ trì, tổ chức thẩm định trước khi trình Tổng cục ra các Quyết định ban hành như nêu trên.

đ) Thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 14/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, trong đó giao Bộ Tài chính chủ trì, phối với với các Bộ, cơ quan xây dựng, công bố Danh mục hàng hóa rủi ro trong quản lý nhà nước về hải quan (Bộ Tài chính giao Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thực hiện) - trong đó, bản thân chủ nhiệm và 1 số thành viên đề tài này là người trực tiếp xây dựng, phối hợp các cơ quan, ban ngành hữu quan để hoàn thành dự thảo Danh mục và tham mưu Tổng cục Hải quan trình Bộ Tài chính ban hành Danh mục nêu trên tại Quyết định số 908/QĐ-BTC ngày 29/4/2016. Danh mục này được xây dựng trên cơ sở kế thừa, đúc rút kinh nghiệm quá trình xây dựng 10 danh mục trước đây, có những bước tiến trong xác định rõ tiêu chí xây dựng danh mục, trong phân tích, đánh giá và xác định đối tượng rủi ro, trong hướng dẫn áp dụng.

e) Thực hiện mục tiêu quốc gia về cải cách mạnh mẽ, toàn diện cả về quy mô và cường độ trên tất cả các lĩnh vực nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam theo các Nghị quyết số 19 của Chính phủ trong giai đoạn 2014-2017 (Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014, 19/NQ-CP ngày 12/03/2015, 19/NQ-CP ngày 28/04/2016 và số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017), Chính phủ yêu cầu các Bộ được giao quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thực hiện nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo hướng áp dụng phương thức quản lý trên cơ sở rủi ro của hàng hóa và mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp - nội hàm là phương pháp quản lý rủi ro.

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu rủi ro của hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành để kiến nghị, đề xuất các biện pháp quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra hải quan, cụ thể với các nội dung sau:

- Chính sách quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa của các Bộ, ngành và việc áp dụng quản lý rủi ro của cơ quan Hải quan trong quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;

- Thực trạng hoạt động quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa và thực tế áp dụng quản lý rủi ro, tổ chức thực hiện biện pháp quản lý rủi ro của cơ quan Hải quan đối với hàng hóa thuộc diện chính sách quản lý chuyên ngành;

- Đề xuất, kiến nghị xây dựng và áp dụng biện pháp quản lý rủi ro đối với hàng hóa thuộc diện chính sách quản lý chuyên ngành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra hải quan.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc các văn bản quy định, chính sách quản lý chuyên ngành của các Bộ, ngành và công tác quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, hàng hóa thuộc diện chính sách quản lý chuyên ngành.

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tình hình quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của các Bộ, ngành; công tác giám sát, kiểm tra hải quan; thực tế áp dụng biện pháp quản lý rủi ro của cơ quan Hải quan nhằm nghiên cứu xây dựng, đề xuất áp dụng biện pháp quản lý rủi ro đối với hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành để góp phân nâng cao hiệu quả kiểm tra hải quan.

5. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật lịch sử, duy vật biện chứng, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp điều tra, khảo sát nhằm nghiên cứu lý luận chung, đánh giá thực trạng công tác quản lý của các Bộ, ngành, thực tế áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro và công tác kiểm tra hải quan đối với hàng hóa thuộc diện chính sách quản lý chuyên ngành. Trên cơ sở đó đề xuất các kiến nghị và giải pháp xây dựng quản lý rủi ro phù hợp với lý luận và thực tế của ngành Hải quan.

6. Những điểm mới của đề tài

Sản phẩm nghiên cứu của đề tài làm rõ việc phân loại đối tượng tác động của chính sách quản lý, nhận diện rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng hóa thuộc diện chính sách quản lý chuyên ngành, đây là một sản phẩm hoàn toàn mới của ngành Hải quan.

7. Ý nghĩa của đề tài

- Ý nghĩa lý luận: nghiên cứu biện pháp quản lý rủi ro với đối tượng cụ thể là hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành là vấn đề mới về lý luận, đề tài luận giải làm rõ những vấn đề thuộc về nhận thức, nguyên tắc, quan điểm từ quản lý nhà nước về hải quan, quản lý chuyên ngành đến quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy trong ngành Hải quan về lĩnh vực nghiệp vụ quản lý rủi ro, góp phần bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ sở lý luận áp dụng quản lý rủi ro trong công tác quản lý của các Bộ, ngành; tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan ban hành và cơ quan thực thi trong xây dựng, ban hành chính sách quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa XNK; giúp các cơ quan, đơn vị tập trung nguồn lực của mình để thực hiện những mục tiêu quản lý mang tính trọng điểm.

8. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, các danh mục tài liệu tham khảo, hình vẽ, bảng biểu và chữ viết tắt, đề tài này được kết cấu gồm 03 chương:

+ Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

+ Chương 2: Thực trạng tổ chức thực hiện biện pháp quản lý rủi ro đối với hàng hóa thuộc diện chính sách quản lý chuyên ngành.

+ Chương 3: Giải pháp xây dựng, áp dụng biện pháp quản lý rủi ro đối với hàng hóa thuộc diện chính sách quản lý chuyên ngành.

CHƯƠNG 1.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO
ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.1. Quản lý nhà nước về hải quan

1.1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về hải quan

Quản lý nhà nước về hải quan chính là thực thi quản lý hành chính nhà nước đối với tổ chức, cá nhân trong hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh hàng hóa, phương tiện vận tải nhằm bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia, lợi ích của nhà nước, an toàn xã hội, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm thực hiện chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học và công nghệ, hợp tác và giao lưu quốc tế.

1.1.1.2. Nội dung quản lý nhà nước về hải quan

Công cụ cơ bản và chủ yếu trong quản lý nhà nước về hải quan là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.

Chủ thể quản lý nhà nước về hải quan là Chính phủ, theo phân cấp quản lý được giao cho Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thực hiện.

Đến nay, nội dung quản lý nhà nước về hải quan bao gồm việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển Hải quan Việt Nam; ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về hải quan; hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật về hải quan; quy định về tổ chức và hoạt động của Hải quan; đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ công chức hải quan; tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phương pháp quản lý hải quan hiện đại; thống kê nhà nước về hải quan; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan; và hợp tác quốc tế về hải quan.

1.1.1.3. Tác động của quản lý nhà nước về hải quan đến hoạt động xuất nhập khẩu

Một là , cơ quan Hải quan thực thi các chính sách, quy định của Nhà nước nhằm định hướng hoạt động XNK hàng hóa phục vụ cho lợi ích quốc gia.

Hai là, cơ quan Hải quan thực thi các chính sách pháp luật thuế, pháp luật hải quan, thực hiện các chính sách quản lý hành chính, khuyến khích hay hạn chế đối với một số chủng loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia; góp phần xác lập và kiểm soát hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, thực thi chính sách phòng vệ thương mại,... để bảo vệ nền sản xuất trong nước, môi trường và chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Ba là, cơ quan Hải quan áp dụng phương pháp quản lý, kỹ thuật hải quan hiện đại như quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ, chuyển từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm" nhằm tiến tới sự cân bằng giữa kiểm soát hiệu quả để chống gian lận và tạo thuận lợi, thúc đẩy thương mại hợp pháp phát triển, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia.

Bốn là, kết quả cải cách hướng đến doanh nghiệp, cải cách thủ tục hành chính ngành hải quan theo hướng chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả, đặc biệt dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu nghiệp vụ, quy trình thủ tục hải quan đã làm giảm rõ rệt thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính về thuế, hải quan, duy trì sân chơi bình đẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp và hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

1.1.2. Quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

1.1.2.1. Hàng hóa xuất nhập khẩu

Theo Tổ chức Hải quan thế giới - WCO thì hàng hóa xuất nhập khẩu được định nghĩa là "tất cả hàng hóa là động sản có thể vận chuyển được trong quan hệ trao đổi quốc tế và được phân loại trong danh mục của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa"

Tương tự như trên, Luật hải quan năm 2014 quy định "hàng hóa bao gồm tất cả động sản có mã số và tên gọi theo quy định của pháp luật được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc được lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan".

1.1.2.2. Nhận diện rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Thứ nhất, rủi ro trong khâu vận chuyển hàng hóa qua biên giới: là những rủi ro phát sinh do không phát hiện được hành vi vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới trong tổng số các trường hợp thực hiện.

Thứ hai, rủi ro trong khai báo hải quan: đó là rủi ro liên quan đến việc người khai hải quan không khai báo hoặc khai báo sai về số lượng, chủng loại hàng hóa, phẩm cấp, chất lượng hàng hóa,... nhằm gian lận thương mại, trốn thuế hoặc né tránh việc kiểm tra của cơ quan Hải quan, của các cơ quan chức năng quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa.

Thứ ba, rủi ro trong thực thi thủ tục hải quan: là rủi ro phát sinh do lỗi vô ý hoặc cố ý của công chức thực thi khi không thực hiện đúng quy trình, quy định hoặc phạm sai lầm, sai sót trong quá trình kiểm tra, thực thi công vụ của mình dẫn tới kẽ hở để đối tượng vi phạm lợi dụng, không tuân thủ pháp luật.

1.1.2.3. Quản lý rủi ro hải quan

Cho đến nay trên thế giới có nhiều tài liệu đưa ra định nghĩa về quản lý rủi ro như: Bộ Tiêu chuẩn quản lý rủi ro AS/NZS 4360:1999 của Úc và Niu-di-lân; Tiêu chuẩn quản lý rủi ro - phiên bản ISO 31000:2009 và Tiêu chuẩn ISO/Guide 73:2009 do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã ban hành năm 2009; Bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 31010:2009, Quản lý rủi ro - Các kỹ thuật đánh giá rủi ro, do tổ chức ISO và IEC (International Electrotechnical Commission) phối hợp phát triển. Nhìn chung các tài liệu này đều đưa ra khái niệm chung nhất về quản lý rủi ro - đó là "việc áp dụng một cách hệ thống các thông lệ và thủ tục quản lý nhằm cung cấp thông tin cần thiết để xử lý rủi ro".

1.1.2.4. Nguyên tắc quản lý rủi ro

Một là, các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro được thực hiện để dự báo trước đối với các rủi ro, nguy cơ vi phạm pháp luật hải quan, chủ động áp dụng các biện pháp kiểm tra hải quan, giám sát hải quan, thanh tra và các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác theo quy định của pháp luật đối với hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh.

Hai là, xây dựng, quản lý, áp dụng tiêu chí quản lý rủi ro, thông tin rủi ro, dấu hiệu rủi ro, dấu hiệu vi phạm trên hệ thống thông tin của ngành Hải quan để đánh giá tuân thủ, đánh giá rủi ro, quyết định kiểm tra hải quan, giám sát hải quan.

Ba là, bộ tiêu chí phục vụ việc quyết định kiểm tra hải quan, giám sát hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh được Bộ Tài chính ban hành, trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật quản lý chuyên ngành, mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, kết hợp với việc xem xét mức độ rủi ro của hàng hóa xuất nhập khẩu, hành lý của người xuất nhập cảnh, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh và các yếu tố khác liên quan.

Bốn là, công chức hải quan được miễn trách nhiệm cá nhân theo quy định của pháp luật trong trường hợp xảy ra đã vi phạm pháp luật về hải quan nhưng trước đó đã thực hiện đúng, đầy đủ và kịp thời các quy định của pháp luật, quy trình, quy định và hướng dẫn về quản lý rủi ro theo phân cấp.

1.1.2.5. Quy trình quản lý rủi ro

Bước 1. Đánh giá tình hình, xác định mục tiêu và yêu cầu quản lý rủi ro.

Bước 2. Thực hiện đánh giá phân loại rủi ro

Bước 3. Tổng hợp các thông tin quản lý rủi ro để lựa chọn, quyết định áp dụng biện pháp kiểm soát rủi ro

Bước 4. Thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro

Bước 5. Theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc áp dụng quản lý rủi ro

1.1.2.6. Kiểm tra hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện chính sách quản lý chuyên ngành

Một là, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng phải kiểm dịch thì phải thực hiện việc kiểm dịch tại cửa khẩu trước khi hoàn thành thủ tục hải quan trừ trường hợp pháp luật về kiểm dịch cho phép đưa hàng hóa đưa về các địa điểm để kiểm dịch trong nội địa.

Hai là, c ơ quan Hải quan căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành để thực hiện việc kiểm tra theo chỉ định của các Bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm hoặc căn cứ kết luận của cơ quan quản lý chuyên ngành để quyết định thông quan.

1.1.3. Biện pháp quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện chính sách quản lý chuyên ngành

Một là, thực thi pháp luật hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa với thủ tục, chế độ kiểm tra hải quan, giám sát hải quan, kiểm soát hải quan; tổ chức thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Hai là, quản lý hành chính thông qua các hệ thống các chính sách cấm hoặc hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu, quản lý giấy phép và các chứng từ tương đương, quản lý các điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa .

Ba là, quản lý trên cơ sở hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn, kiểm dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra nội dung trong lĩnh vực văn hóa,...

Bốn là , quản lý thông qua chính sách phòng vệ thương mại trong những phạm vi về không gian, thời gian nhất định và đối tượng là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể như áp các loại thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp,...

1.2. Vai trò của quản lý rủi ro trong mối quan hệ cân bằng giữa kiểm soát và tạo thuận lợi thương mại

1.2.1. Khung tiêu chuẩn tạo thuận lợi thương mại và kiểm soát

Tiêu chuẩn 1. Hệ thống quản lý tích hợp chuỗi cung cấp

Tiêu chuẩn 2. Thẩm quyền kiểm tra hàng hoá

Tiêu chuẩn 3. Hiện đại hoá các công cụ kiểm tra

Tiêu chuẩn 4. Các hệ thống quản lý rủi ro

Tiêu chuẩn 5. Hàng hoá và container rủi ro cao

Tiêu chuẩn 6. Thông tin điện tử trước

Tiêu chuẩn 7. Xác định trọng điểm và trao đổi thông tin

Tiêu chuẩn 8. Các biện pháp đánh giá thực hiện

Tiêu chuẩn 9. Đánh giá mức độ an ninh

Tiêu chuẩn 10. Tính liêm chính của nhân viên

Tiêu chuẩn 11. Việc kiểm tra an ninh

1.2.2. Cân bằng giữa tạo thuận lợi thương mại và kiểm soát

Hai mục tiêu chính của cơ quan Hải quan thường được gọi chung là "kiểm soát" và "tạo thuận lợi cho thương mại". Để đạt được cân bằng giữa hai mục tiêu trên, cơ quan Hải quan cùng một lúc phải quản lý tương ứng với 2 loại rủi ro, đó là nguy cơ thất bại trong tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và nguy cơ không tuân thủ luật pháp hải quan..

1.3. Kinh nghiệm của thế giới và bài học rút ra đối với Việt Nam

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý đối với hàng hóa ở một số quốc gia

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Trong công tác quản lý đối với hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành, Hải quan Hàn Quốc áp dụng quản lý rủi ro trên cơ sở phân tích thông tin về doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Hàng hóa nhập khẩu liên quan đến an toàn thực phẩm, kiểm dịch được quản lý tại các khu vực riêng bảo đảm có sự giám sát của cơ quan hải quan kể cả trong thời gian chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa. Lô hàng tiếp theo được phép sử dụng kết quả đã kiểm tra trước đó để làm thủ tục thông quan trừ trường hợp có thông tin, dấu hiệu rủi ro, dấu hiệu vi phạm thì cơ quan Hải quan vẫn yêu cầu nhà nhập khẩu phải thực hiện kiểm tra chuyên ngành theo quy định. Trường hợp kết quả kiểm tra chuyên ngành không đạt tiêu chuẩn sẽ buộc tái xuất đối với lô hàng đó.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ

Hoa Kỳ thường sử dụng chính sách thương mại quốc tế để chi phối các quan hệ, kinh tế - ngoại giao và cũng là quốc gia sử dụng nhiều nhất các biện pháp khẩn cấp để hạn chế nhập khẩu vào nước mình. Hoa kỳ thực hiện các chính sách, công cụ quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu khá cứng rắn và kiên quyết:

Thứ nhất, quy định nghiêm ngặt về kiểm dịch, tiêu chuẩn khắt khe và chỉ được thực hiện thủ tục nhập khẩu tại địa bàn đủ điều kiện để kiểm tra đối với mặt hàng nông sản, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, gia súc, gia cầm, hải sản và các phụ phẩm của động vật theo các quy định tại Luật chuyên ngành.

Thứ hai, sử dụng các quy định về hạn ngạch nhập khẩu bao gồm hạn ngạch tuyệt đối và hạn ngạch thuế quan như là một công cụ để thực hiện chính sách thương mại có chọn lọc. Theo đó, hàng hóa không được phép nhập khẩu nếu vượt quá giới hạn quy định của hạn ngạch tuyệt đối hoặc được phép nhập khẩu nếu vượt quá giới hạn quy định của hạn ngạch thuế quan với điều kiện phải chịu mức thuế suất cao hơn.

Thứ ba, sử dụng phương pháp ngăn chặn từ xa trong quản lý chất lượng, tiêu chuẩn, an toàn và vệ sinh môi trường đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua hoạt động của cơ quan đại diện thương mại ở nước ngoài để tìm hiểu, truy xuất nguồn gốc, thẩm định tiêu chuẩn về môi trưởng, quy trình sản xuất của sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu thậm chí thực hiện giám sát trực tiếp cơ sở sản xuất, chế biến cũng như sẽ không cho phép nhập khẩu hàng hóa không được thực hiện thủ tục giám sát như nêu trên.

Thứ tư, sử dụng các quy định về bảo vệ môi trường, nhãn hiệu hàng hóa, bảo hộ quyền sử hữu trí tuệ thông qua các văn bản Luật về lĩnh vực tương ứng để hạn chế nhập khẩu hàng hóa không đạt tiêu chuẩn, hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng.

Thứ năm, sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại với việc ban hành và áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp, phụ thu đối với thuế nhập khẩu theo một tỷ lệ nhất định và các loại thuế tự vệ khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu để bảo hộ nền sản xuất trong nước cũng như tránh sự bất bình đẳng trong thương mại quốc tế.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Hải quan Việt Nam

Một là, cần thiết xây dựng mới Luật quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhằm thống nhất các nội dung hiện điều chỉnh tại các Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, Luật thương mại, môi trường, thú ý, thủy sản kiểm dịch, an toàn thực phẩm, sở hữu trí tuệ, đo lường,...

Hai là, chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu liên quan đến an toàn thực phẩm, kiểm dịch phải được quản lý tại các khu vực riêng

Ba là, biện pháp quản lý rủi ro áp dụng đối với doanh nghiệp theo mức xếp hạng rủi ro được phép mang hàng về bảo quản, giải phóng hàng trên cơ sở sử dụng kết quả kiểm tra chuyên ngành của lô hàng tương tự đã thông quan trước đó trừ trường hợp có thông tin, dấu hiệu rủi ro, dấu hiệu vi phạm.

Bốn là, cần bổ sung nội dung thông tin cần thu thập, lưu giữ tại kho dữ liệu ngành Hải quan các thông tin từ hãng vận chuyển, từ các cơ quan chính phủ nước ngoài, công ty chuyển phát nhanh ...phục vụ công tác quản lý rủi ro và các công tác nghiệp vụ hải quan khác.

Năm là, thực hiện việc kiểm tra không xâm nhập thông qua soi chiếu con-ten-nơ tỏ ra là một biện pháp hữu hiệu trong kiểm tra, xác định các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, sức khỏe cộng đồng.

Sáu là, việc phân luồng kiểm tra đối với hàng hóa có thể được mở rộng hơn so với truyền thống là 03 luồng: Xanh - miễn kiểm tra, Vàng - kiểm tra chi tiết hồ sơ, Đỏ - kiểm tra thực tế hàng hóa.

Bảy là, để thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý rủi ro đối với hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành cần thực hiện thường xuyên đào tạo, tuyên truyền đối với lực lượng cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện và các tổ chức, cá nhân liên quan.

CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
RỦI RO ĐỐI VỚI HÀNG HÓA THUỘC DIỆN CHÍNH SÁCH
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

2.1. Thực trạng công tác quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

2.1.1. Hệ thống các văn bản, chính sách quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Thống kê văn bản, chính sách quản lý chuyên ngành
đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

ĐVT: văn bản, chính sách

S
T
T

CƠ QUAN BAN HÀNH

CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ
HÀNG HÓA XNK

TỔNG

Quản lý hành chính

Hàng rào kỹ thuật

Phòng vệ thương mại

1

Quốc hội

2

2

2

Chính phủ

18

5

23

3

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

35

8

43

4

Bộ Công thương

22

14

5

41

5

Bộ Y tế

11

2

13

6

Bộ Giao thông vận tải

1

6

7

7

Bộ Khoa học công nghệ

2

4

6

8

Bộ Xây dựng

3

3

6

9

Bộ Thông tin và Truyền thông

5

5

10

Bộ Tài chính

2

2

11

Bộ Tài nguyên và Môi trường

1

1

2

12

Bộ Quốc phòng

2

2

13

Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch

1

1

14

Bộ Lao động, thương binh và Xã hội

1

1

15

Bộ Công an

1

1

16

Ngân hàng nhà nước

1

1

17

Thông tư liên tịch

6

2

8

TỔNG CỘNG

111

48

5

164

Nguồn: Tổng hợp số liệu - Cục Quản lý rủi ro - TCHQ

2.1.2. Hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Trên cơ sở nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, áp dụng quản lý rủi ro, ngành Hải quan đã thực hiện thủ tục hải quan, thủ tục thông quan nhanh chóng đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thương mại.

Một là, xác định đối tượng quản lý chuyên ngành chưa theo phương pháp khoa học dẫn tới sự những hạn chế, bất cập trong thời gian qua. Cụ thể đó là việc chồng chéo trong quy định của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hàng hóa.

Hai là, nguồn lực bố trí, trang cấp cơ sở vật chất cho cơ quan, lực lượng kiểm tra chưa tương xứng với sự phát triển của thương mại quốc tế.

Ba là, việc thiếu các công cụ theo dõi, đánh giá, kiểm tra đối với các tổ chức có chức năng đánh giá sự phù hợp đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Bốn là, công tác tổ chức hoạt động kiểm tra chuyên ngành còn thiếu đồng bộ, thống nhất giữa các địa điểm kiểm tra, địa bàn hoạt động khác nhau.

Năm là, chế tài xử phạt còn chưa rõ ràng, nghiêm minh, đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm.

Sáu là, cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa cơ quan quản lý chuyên ngành và cơ quan Hải quan thực hiện giám sát, kiểm tra hải quan đối với hàng hóa tuy đã được pháp luật hóa nhưng quá trình triển khai chưa đảm bảo về chất lượng, nội dung thông tin trao đổi giữa các cơ quan, đơn vị.

2.2. Thực tế áp dụng biện pháp quản lý rủi ro đối với hàng hóa thuộc diện chính sách quản lý chuyên ngành

2.2.1. Nhận diện rủi ro hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng quản lý chuyên ngành

Nhóm rủi ro từ góc độ cơ quan chủ quản ban hành chính sách

Nhóm rủi ro từ góc độ cơ quan Hải quan

Nhóm rủi ro từ góc độ doanh nghiệp

2.2.2. Áp dụng biện pháp quản lý rủi ro đối với hàng hóa thuộc diện chính sách quản lý chuyên ngành

Thu thập, xử lý thông tin hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện chính sách quản lý chuyên ngành

Áp dụng các chế độ kiểm tra hải quan, giám sát hải quan

Quản lý, đánh giá tuân thủ, đánh giá xếp Hạng doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc diện chính sách quản lý chuyên ngành

Xây dựng, quản lý và áp dụng danh mục hàng hóa rủi ro

Xây dựng và thực hiện kỹ thuật nghiệp vụ kiểm soát rủi ro

Phân tích sau bắt giữ đối với vụ việc điển hình

Theo dõi, đánh giá kết quả áp dụng biện pháp quản lý rủi ro

2.2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện biện pháp quản lý rủi ro đối với hàng hóa thuộc chính sách quản lý chuyên ngành

2.2.3.1. Điểm mạnh

Một là, quản lý rủi ro đã được luật hóa trong Luật Hải quan, quy trình nghiệp vụ quản lý rủi ro được chuẩn hóa, áp dụng thống nhất.

Hai là, lực lượng cán bộ, công chức chuyên trách quản lý rủi ro có kinh nghiệm thực tiễn hoạt động công tác nghiệp vụ chuyên môn, có tổ chức bộ máy hoàn chỉnh - Cục Quản lý r ủi ro - với cơ cấu các phòng nghiệp vụ chức năng đáp ứng vai trò, nhiệm vụ quản lý đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Ba là , rủi ro và mức độ tác động của chính sách quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa đã được nhận diện, tạo cơ sở áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp và kiến nghị các cơ quan chủ quản trong việc xây dựng, ban hành chính sách quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

2.2.3.2. Điểm yếu

Một là, năng lực quản lý thông tin, đánh giá rủi ro đối với mỗi văn bản, chính sách quản lý chuyên ngành chưa được quan tâm thực hiện dẫn tới chưa có những biện pháp để chủ động quản lý, kiểm soát đối với những hạn chế, vướng mắc phát sinh trong thực hiện chính sách hoặc các kẽ hở, nguy cơ bị lợi dụng của các văn bản, chính sách quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Hai là, năng lực, hiểu biết của cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu nói chung và hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành nói riêng còn hạn chế, chưa được qua đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về hàng hóa để hiểu về đối tượng quản lý.

Ba là, công tác kiểm tra hải quan đối với hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành trên cơ sở kết quả phân luồng kiểm tra của hệ thống chưa được quan tâm thực hiện theo đúng vai trò quản lý của cơ quan Hải quan mà phần lớn chỉ là kiểm tra về hình thức, thủ tục trên cơ sở kết quả, chứng nhận kiểm tra chuyên ngành của các cơ quan chức năng liên quan khác.

2.2.3.3. Cơ hội

Một là, thực hiện mục tiêu quốc gia về cải cách mạnh mẽ, toàn diện cả về quy mô và cường độ trên tất cả các lĩnh vực nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam theo các Nghị quyết 19 của Chính phủ trong giai đoạn 2015-2017 .

Hai là, áp lực cần phải cải cách, đổi mới chính sách quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu từ phía cộng đồng doanh nghiệp trên cơ sở những hạn chế nêu trên và hiệu quả công tác kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra hải quan phục vụ yêu cầu kiểm tra chuyên ngành thời gian qua.

Ba là, công tác quản lý rủi ro luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan.

2.2.3.4. Thách thức

Một là, việc gia tăng số lượng giao dịch, khối lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, số lượng doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu thời gian qua và dự kiến tiếp tục phát triển hơn nữa trong tương lai gây áp lực ngày càng lớn đối với các cơ quan quản lý với nguồn lực hạn chế, đang tinh giản bộ máy nhưng chưa đi liền với hiện đại hóa quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ, trang thiết bị, công nghệ thông tin.

Hai là, nền tảng quản lý đối hàng hóa của cơ quan chủ quản vẫn dựa trên góc nhìn một phía từ chủ thể quản lý nhà nước theo một ngành, lĩnh vực đối với hàng hóa xuất nhập khẩu mà chưa quan tâm tới hai phía khác.

Ba là, việc buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chủ quản, cơ quan chức năng đối với các tổ chức đánh giá sự phù hợp đã được "xã hội hóa" dẫn tới trên thực tế, hoạt động kiểm tra nhà nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đôi khi chỉ còn mang tính hình thức, thủ tục.

2.3. Đánh giá kết quả hoạt động kiểm tra hải quan đối với hàng hóa thuộc diện chính sách quản lý chuyên ngành

2.3.1. Đánh giá, phân loại theo nhóm đối với hàng hóa thuộc chính sách quản lý chuyên ngành

2.3.1.1. Nhóm hàng hóa nhập khẩu thuộc diện chính sách quản lý chuyên ngành

Kết quả thống kê cho thấy chính sách quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu có tác động đến 43 nhóm mặt hàng định danh và 01 nhóm hàng hóa loại khác với tổng số 7.153 mã hàng hóa, chiếm 75% tổng số lượng mã hàng hóa theo Danh mục, Biểu thuế.

2.3.1.2. Nhóm hàng hóa xuất khẩu thuộc diện chính sách quản lý chuyên ngành

Tương tự lĩnh vực nhập khẩu, căn cứ kết quả thống kê theo Bảng 2.3 cho thấy chính sách quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu có tác động đến 31 nhóm mặt hàng định danh và 01 nhóm hàng hóa loại khác với tổng số 2.930 mã hàng hóa, chiếm 31% tổng số lượng mã hàng hóa theo Danh mục, Biểu thuế.

2.3.1.3. Nhóm hàng hóa theo các loại chính sách quản lý chuyên ngành

Trên cơ sở phân loại hàng hóa theo chính sách quản lý chuyên ngành gồm quản lý hành chính, hàng rào kỹ thuật và phòng vệ thương mại, tác giả đã tiếp tục nghiên cứu gắn cụ thể từng nhóm mặt hàng thống kê với chính sách quản lý để từ đó xác định cơ cấu và tác động của mỗi loại chính sách tạo nên kết quả phân nhóm.

2.3.1.4. Nhóm hàng hóa theo giới hạn về phạm vi, đối tượng tác động của chính sách quản lý chuyên ngành

Với mục đích phân tích các chính sách quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo phạm vi, giới hạn đối tượng tác động theo nội dung, tính chất, phẩm cấp, đặc điểm, công dụng hàng hóa, cách thức sử dụng,...

2.3.2. Kiểm tra hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện chính sách quản lý chuyên ngành

2.3.2.1. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc diện chính sách quản lý chuyên ngành

Khi xem xét dưới góc độ hoạt động xuất nhập khẩu dựa trên số lượng tờ khai hải quan, trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành tuy năm sau có cao hơn năm trước về số lượng nhưng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lại theo chiều giảm dần, tỷ lệ số lượng lô hàng xuất khẩu hàng hóa thuộc diện này trên tổng số lô hàng xuất khẩu giảm từ mức 5,4% năm 2012 xuống còn 4,2% năm 2015 và ước tính năm 2016 chỉ còn 2,7%.

2.3.2.2. Hồ sơ hải quan

Theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Luật hải quan năm 2014, chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan bao gồm giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra chuyên ngành và các chứng từ liên quan đến hàng hóa theo quy định của pháp luật có liên quan. Chúng phải được nộp, xuất trình cho cơ quan Hải quan tại trụ sở cơ quan Hải quan trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong vòng 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu.

2.3.2.3. Khai báo và đăng ký tờ khai hải quan

Theo quy định, người khai hải quan phải khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng các tiêu chí thông tin tờ khai hải quan. Việc khai báo xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành được thực hiện theo phương thức điện tử, trừ trường hợp người khai hải quan được khai trên tờ khai hải quan giấy khi hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, hệ thống khai hải quan điện tử không thực hiện được các giao dịch điện tử với nhau mà nguyên nhân có thể do một hoặc cả hai hệ thống hoặc do nguyên nhân khác theo quy định tại Điều 29 Luật hải quan và Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.

2.3.2.4. Kiểm tra hồ sơ hải quan

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành theo quy định phải kiểm tra chứng từ thuộc hồ sơ hải quan hoặc được kiểm tra đối chiếu qua thông tin một cửa quốc gia đối với giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành.

2.3.2.5. Kiểm tra đối với hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành

Hoạt động phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu thực hiện theo Quy chế hoạt động kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, ÁP DỤNG BIỆN PHÁP
QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI HÀNG HÓA THUỘC DIỆN
CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

3.1. Phương hướng đổi mới trong công tác quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Một là, về mục tiêu chung, Chính phủ đặt mục tiêu tiếp tục cải cách toàn diện các quy định về điều kiện kinh doanh, đổi mới công tác quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu theo thông lệ quốc tế.

Hai là, về trách nhiệm của các Bộ, ngành, cơ quan chủ quản ban hành chính sách quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, Chính phủ phân công, giao trách nhiệm thực hiện đối với các cơ quan này với một số nội dung chính có liên quan.

Ba là, Chính phủ giao nhiệm vụ thực hiện các giải pháp cụ thể đối với một số Bộ, ngành liên quan.

3.2. Xây dựng định hướng chiến lược áp dụng biện pháp quản lý rủi ro đối với hàng hóa thuộc diện chính sách quản lý chuyên ngành

3.2.1. Chiến lược S-O

Chiến lược theo đuổi những"cơ hội" phù hợp với các "điểm mạnh" gồm một số nội dung cơ bản như sau:

Một là , thực hiện sửa đổi, bổ sung quy trình, quy định kiểm tra hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành theo hướng áp dụng quản lý rủi ro để tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng chế độ kiểm tra hải quan dựa trên nguyên tắc quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc đối tượng nêu trên.

Hai là, nhằm thống nhất trong quản lý và tổ chức thực hiện đối với loại hàng hóa này của các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đáp ứng việc đơn giản hóa thủ tục, tránh chồng chéo giữa các Bộ, ngành ban hành chính sách theo các Luật chuyên ngành như hiện nay.

Ba là, xây dựng và phát triển mảng công tác nghiệp vụ độc lập, chuyên trách quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành thuộc Cục Quản lý rủi ro - Tổng cục Hải quan đảm nhiệm vai trò kiểm soát hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu loại hàng hóa chủ yếu, chiếm phần lớn kim ngạch và khối lượng công việc như hiện nay.

3.2.1. Chiến lược S-T

Một là , xác định, phân loại đối tượng rủi ro, từ đó góp phần hỗ trợ quyết định của cơ quan Hải quan trong việc cho phép mang hàng về bảo quản chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo quy định; hỗ trợ lựa chọn địa điểm lưu giữ hàng hóa cần kiểm tra, kiểm tra tình trạng của hàng hóa được phép mang về bảo quản.

Hai là, Cục Quản lý rủi ro trực tiếp tham gia, phối hợp với các Bộ, ngành trong việc nhận diện rủi ro đối với hàng hóa, chính sách hỗ trợ công tác rà soát rủi ro hiện hành khi các cơ quan này ban hành mới chính sách quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc ngay từ trước khi sửa đổi, bổ sung chính sách quản lý đối với loại hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành này.

3.2.3. Chiến lược W-O

Một là , đơn vị Quản lý rủi ro cấp Tổng cục thực hiện công tác phân tích rủi ro tổng thể đối với chính sách quản lý chuyên ngành đang có hiệu lực và ngay cả từ khi còn trong quá trình xây dựng văn bản để chủ động kiểm soát và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ quản lý rủi ro phù hợp

Hai là, xây dựng cơ chế định danh đối với mỗi lô hàng nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành đã hoàn thành thủ tục hải quan với các thông tin được mã hóa (sử dụng mã vạch, tem, nhãn,...) để gắn trách nhiệm, xử lý vi phạm đối với toàn bộ lô hàng trong lưu thông hàng hóa phát hiện trường hợp không đạt tiêu chuẩn, chất lượng, điều kiện xuất nhập khẩu theo quy định.

3.2.4. Chiến lược W-T

Một là , đơn vị Quản lý rủi ro cấp Tổng cục thực hiện công tác phân tích rủi ro tổng thể đối với chính sách quản lý chuyên ngành đang có hiệu lực và ngay cả từ khi Quan tâm đào tạo đối với lực lượng các bộ công chức chuyên trách quản lý rủi ro hàng hóa kỹ năng phân tích, đánh giá rủi ro chính sách, hiểu biết, nhận diện, phát hiện hàng hóa nói chung và riêng với hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành.

Hai là, xây dựng cơ chế đánh giá rủi ro đối với doanh nghiệp, địa điểm bảo quản, lưu giữ và hàng hóa XNK thuộc diện quản lý chuyên ngành tại cấp Chi cục trước khi quyết định cho phép mang hàng hóa về bảo quản chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định hoặc yêu cầu tái giám định trường hợp có dấu hiệu gian lận, vi phạm kết quả đánh giá sự phù hợp của lô hàng.

3.3. Giải pháp xây dựng, áp dụng biện pháp quản lý rủi ro

3.3.1. Xây dựng, hoàn thiện phương pháp nhận diện, xác định và kiểm soát rủi ro hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành

Bước 1: Quản lý thông tin hàng hóa

Bước 2: Phân tích chính sách quy định đối với hàng hóa

Bước 3: Nhận diện rủi ro

Bước 4: Đánh giá rủi ro

Bước 5: Xác định, phân loại rủi ro

Bước 6: Biện pháp kiểm soát rủi ro

Bước 7: Đánh giá hiệu quả áp dụng các biện pháp KSRR

Bước 8: Điều chỉnh, bổ sung dấu hiệu, nhận diện rủi ro

3.3.2. Xây dựng biện pháp quản lý rủi ro phù hợp

Một là, đối với hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành phù hợp việc tự động kiểm tra, đối chiếu trên hệ thống một cửa quốc gia thì thực hiện ngay việc kiểm tra trên hệ thống này theo quy định

Hai là , đối với hàng hóa đã được xác định đích danh, áp mã tại các văn bản, chính sách quản lý chuyên ngành, phù hợp với yêu cầu xử lý tự động của hệ thống, biện pháp quản lý rủi ro.

Ba là, đối với hàng hóa được áp cùng mã với các chủng loại hàng hóa khác, có phạm vi lớn hơn đối tượng thuộc quy định của chính sách quản lý.

Bốn là, đối với hàng hóa chưa được áp mã số tại các văn bản, chính sách quy định theo Danh mục, Biểu thuế đã được cơ quan Hải quan rà soát, chuẩn hóa, áp mã phục vụ công tác quản lý hải quan.

Năm là, đối với hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành nhưng chưa được ban hành dưới dạng danh mục, mã số hàng hóa.

Đối với các trường hợp có "dấu hiệu vi phạm" của doanh nghiệp, việc áp dụng phương pháp quản lý rủi ro sẽ thực hiện kiểm tra đối với toàn bộ các lô hàng của doanh nghiệp nêu trên hoặc kết hợp với cả công tác soi chiếu con-ten-nơ "rước thông quan" nhằm ngăn chặn, cũng như nhằm đề phòng, cảnh báo rủi ro.

Đối với các trường hợp có dấu hiệu rủi ro, biện pháp quản lý rủi ro được thực hiện tương tự các trường hợp có "dấu hiệu vi phạm" nhưng ở mức độ, hình thức kiểm tra thấp hơn hoặc thời gian áp dụng ngắn hơn.

Để đảm bảo hướng nguồn lực vào quản lý đối tượng trọng điểm rủi ro, nguyên tắc quản lý rủi ro giúp phân loại, tiêu chí hóa xác định đối tượng để từ đó áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp.

3.4. Đề xuất và kiến nghị

3.4.1. Đề xuất Tổng cục Hải quan

Một là, để góp phần nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra hải quan đối với hàng hóa QLCN, nhóm nghiên cứu đề xuất Tổng cục Hải quan một số nội dung triển khai thực hiện các chiến lược quản lý rủi ro nêu tại mục 3.2 chương này.

Hai là, đối với giải pháp xây dựng và áp dụng biện pháp quản lý rủi ro đã được nêu tại mục 3.3 chương này.

Ba là, căn cứ kết quả công tác kiểm tra không xâm nhập bằng máy soi con-ten-nơ thời gian qua, đặc biệt là từ khi triển khai Luật Hải quan 2014 và Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 21/01/2015 của Bộ Tài chính về công tác kiểm tra qua soi chiếu đối với hàng hóa nhập khẩu trong quá trình xếp dỡ từ phương tiện vận tải nhập cảnh xuống kho, bãi, cảng, khu vực cửa khẩu nhập, việc thực hiện này đem lại lợi ích chung cho xã hội.

Bốn là, kiến nghị các biện pháp nhằm hoàn thiện và phát triển công tác quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.

Năm là, kiến nghị Tổng cục Hải quan giao Cục Quản lý rủi ro nghiên cứu, để xuất các biện pháp, phương án trình Tổng cục phê duyệt trước mắt áp dụng phân luồng, chỉ dẫn rủi ro lựa chọn soi chiếu trước thông quan, soi chiếu trong thông quan kết hợp mở kiểm tra thực tế, lấy mẫu giám định đối với mặt hàng phế liệu nhập khẩu.

Sáu là, kiến nghị Tổng cục Hải quan tiếp tục và thường xuyên thực hiện chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan nhằm sửa đổi, bổ sung, cập nhật thông tin rủi ro Danh mục hàng hóa rủi ro trong quản lý nhà nước về hải quan để đề xuất, trình Bộ Tài chính ban hành theo quy định.

3.4.2. Kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài chính

3.4.2.1. Kiến nghị Chính phủ

Kiến nghị Chính phủ nghiên cứu đưa vào dự án Luật quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở nội dung các Luật chuyên ngành như: các Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, Luật thương mại, môi trường, thú ý, thủy sản kiểm dịch, an toàn thực phẩm, sở hữu trí tuệ, đo lường,... nhằm thống nhất trong quản lý và tổ chức thực hiện đối với loại hàng hóa này của các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan.

3.4.2.2. Kiến nghị Bộ Tài chính

Một là, kiến nghị Bộ Tài chính giao Tổng cục Hải quan nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về khai báo hải quan trong đó tập trung vào việc quy định đối với một số nội dung như sau:

Thứ nhất là, bổ sung quy định về khai báo đối với một số chỉ tiêu thông tin sau đây:

- Mục đích sử dụng đối với hàng hóa nhập khẩu - được mã hóa theo danh mục chuẩn;

- Mục đích xuất nhập khẩu hàng hóa - được mã hóa theo danh mục chuẩn;

- Phẩm cấp hàng hóa xuất nhập khẩu (tính cũ/ mới, chưa/ đã qua sử dụng)- được mã hóa theo danh mục chuẩn;

Thứ hai là, bổ sung quy định về xác lập, khai báo, quản lý, khai thác và sử dụng mã định danh gắn với mỗi lô hàng nhập khẩu để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, nâng cao hiệu quả kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK và đặc biệt là góp phần giúp bảo vệ người tiêu dùng, người sử dụng hàng hóa nhập khẩu đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật hiện hành.

Hai là, kiến nghị Bộ Tài chính giao Tổng cục Hải quan nghiên cứu phương án trình các cấp thẩm quyền vấn đề xã hội hóa việc giám sát, kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trong quá trình lưu thông trên thị trường nhằm đảm bảo nâng cao tính tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế, pháp luật quản lý chuyên ngành của doanh nghiệp đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và cơ chế xử lý vi phạm khi phát hiện trong khâu lưu thông, tiêu dùng hàng hóa không đạt điều kiện, tiêu chuẩn nhập khẩu thông qua việc quy định gắn hoặc bổ sung thông tin mã định danh của lô hàng nhập khẩu vào tem, nhãn phụ của hàng hóa nhập khẩu và cơ chế giám sát, kiểm tra, truy vấn nguồn gốc nhập khẩu của người tiêu dùng, sử dụng hàng hóa và các cơ quan chức năng liên quan.

Ba là, trước những thành công trong cải cách, hiện đại hóa trong quản lý nhà nước của Bộ Tài chính trong những năm qua đặc biệt là cơ quan quản lý thuế gồm cơ quan Hải quan, cơ quan Thuế trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro và trong thời gian qua Bộ Tài chính bước đầu đã xây dựng và ban hành Danh mục hàng hóa rủi ro trong quản lý nhà nước về hải quan - thực hiện theo Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 14/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ, nhóm nghiên cứu đề xuất Bộ Tài chính việc báo cáo, trình Chính phủ nhân rộng mô hình áp dụng quản lý rủi ro trong cơ cấu bộ máy tổ chức, trong quy trình xây dựng, ban hành các chính sách quản lý có sử dụng quản lý rủi ro để đánh giá, nhận diện rủi ro và hướng nguồn lực vào đối tượng trọng điểm của các Bộ, ngành.

KẾT LUẬN

Trước yêu cầu khách quan và chủ quan về việc cải cách thủ tục hành chính, cải cách, hiện đại hóa ngành Hải quan, việc áp dụng quản lý rủi ro trong công tác nghiệp vụ hải quan đang là một trong những khâu then chốt, góp phần giúp Ngành thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quản lý Nhà nước về hải quan, trong đó có công tác kiểm tra hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện chính sách quản lý chuyên ngành của các Bộ, ngành. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro đối với hàng hóa QLCN của ngành Hải quan hiện đang chủ yếu ở việc thiết lập tiêu chí lựa chọn trên hệ thống để tự động phân luồng kiểm tra đối với các danh mục hàng hóa được ban hành theo những quy định, chính sách quản lý chuyên ngành.

Tỷ lệ phát hiện vi phạm trong kiểm tra hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện chính sách quản lý chuyên ngành thời gian qua còn thấp, chưa tiệm cận đến bản chất của rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu nhóm hàng hóa này cũng như áp dụng triệt để các biện pháp quản lý rủi ro trên cơ sở kiến nghị sửa đổi, bổ sung các cơ sở pháp lý điều chỉnh và có liên quan đến lĩnh vực này. Điều đó đã đặt ra yêu cầu cho việc nghiên cứu biện pháp quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra, quản lý hải quan hiện nay hướng đến đúng đối tượng có rủi ro và phù hợp với bối cảnh chung của chương trình cải cách, phát triển và hiện đại hoá ngành Hải quan.

Đề tài " Nghiên cứu biện pháp quản lý rủi ro đối với hàng hóa thuộc diện chính sách quản lý chuyên ngành nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra hải quan" được thực hiện trong bối cảnh trên đã chứng tỏ mong muốn của ngành Hải quan tiếp tục thực hiện hơn nữa việc tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại hợp pháp, phù hợp với thông lệ quốc tế đồng thời vẫn có thể đảm bảo, duy trì công tác kiểm soát đối tượng trọng điểm rủi ro.

Đề tài được Nhóm tác giả đi sâu nghiên cứu, phân tích, luận giải và làm rõ các vấn đề lý luận về quản lý chuyên ngành, quản lý nhà nước, quản lý hải quan và công tác quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. Qua đó, làm rõ các vấn đề thực trạng, bất cập để từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị mang tính khoa học, có tính khả thi trong tổ chức áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế hoạt động của đơn vị, của lực lượng quản lý rủi ro hải quan các cấp. Sản phẩm nghiên cứu còn mở ra nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn nữa về cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý nhà nước về hải quan giai đoạn hiện tại và trong tương lai. Với nguồn lực và thời gian có hạn nên đề tài còn bộc lộ một số hạn chế nhất định. Nhóm tác giả rất mong nhận được các ý kiến góp ý từ các cơ quan, đơn vị, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, tổ chức và cá nhân quan tâm đến vấn đề này để đề tài này được hoàn thiện, phát triển và có ý nghĩa cả về học thuật và thực tế công tác nghiệp vụ hải quan./.

https://www.haiquanvietnam.com/2022/04/nghien-cuu-bien-phap-quan-ly-rui-ro-doi-voi-hang-hoa-thuoc-dien-chinh-sach-quan-ly-chuyen-nganh-nham-nang-cao-hieu-qua-kiem-tra-hai-quan.html

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn