Công ty Trương Việt Logistics cung cấp dịch vụ: Cước vận chuyển quốc tế, Trucking, Thủ tục Hải quan, Đại lý khai hải quan, Giấy phép các loại.
Liên hệ: 0937 639 365 - Mr. Việt, email: david@truongvietlogistics.com

Các hành vi vi phạm cần xem xét dấu hiệu hình sự trước khi xử lý vi phạm hành chính

{toc} $title={Xem nhanh}

 Ban hành kèm theo công văn số 1876/TCHQ-PC ngày 25/05/2022

1. Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực hải quan

Nghị định 127/2013/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP) cũng như nay là Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đã xây dựng một số hành vi vi phạm có nhiều khả năng/nguy cơ tiềm ẩn yếu tố hình sự, được xác định trong Nghị định bằng cụm từ “mà không phải là tội phạm”, “mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự". Bao gồm các hành vi:

1.1. Nghị định 127/2013/NĐ-CP

- Vi phạm quy định về khai hải quan của người xuất cảnh, nhập cảnh đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, vàng (Điều 9). 

- Giả mạo niêm phong hải quan; nộp, xuất trình chứng từ, tài liệu giả mạo cho cơ quan hải quan nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự (Điểm b khoản 5 Điều 10). 

- Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới mà không phải là tội phạm (điểm b khoản 2, điểm a khoản 5 Điều 12). 

- Nhóm hành vi trốn thuế, gian lận thuế (Điều 13).

1.2. Nghị định 45/2016/NĐ-CP

- Vi phạm quy định về khai hải quan của người xuất cảnh, nhập cảnh đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý (Điều 9). 

- Sử dụng niêm phong hải quan giả mạo; sử dụng chứng từ, tài liệu giả mạo, không hợp pháp, không đúng với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để khai, nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan mà không phải là tội phạm (điểm a khoản 5 Điều 10); 

- Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin hải quan mà không phải là tội phạm (điểm c khoản 5 Điều 10) 

- Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới mà không phải là tội phạm (điểm b khoản 2, khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 12); 

- Chứa chấp, mua bán, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không có chứng từ hợp pháp trong địa bàn hoạt động hải quan (khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 12). 

- Các hành vi trốn thuế, gian lận thuế (Điều 13).

- Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của người xuất cảnh, nhập cảnh, cư dân biên giới vi phạm chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (điểm d khoản 1 Điều 14). 

- Xuất khẩu, nhập khẩu hàng viện trợ nhân đạo, quà biếu, quà tặng, hàng mẫu, tài sản di chuyển vi phạm chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (điểm d khoản 3 Điều 14) 

- Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục phải có giấy phép mà không có giấy phép; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không có nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật (điểm d khoản 7 Điều 14) 

- Xuất khẩu, nhập khẩu, đưa vào Việt Nam hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa thuộc diện tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu (điểm d khoản 10 Điều 14)

1.3. Nghị định 128/2020/NĐ-CP

- Nhóm các hành vi vi phạm quy định về khai hải quan của người xuất cảnh, nhập cảnh đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý khác, đá quý (Điều 10).

 - Vi phạm quy định về kiểm tra hải quan, thanh tra (Điều 11): 

+ Sử dụng chứng từ, tài liệu giả mạo; sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp để khai, nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự,

+ Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thực tế không đúng với khai hải quan về lượng, tên hàng, chủng loại mà không có chứng từ để khai bổ sung theo quy định của pháp luật hải quan về khai bổ sung, trừ trường hợp vi phạm quy định tại các Điều 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Vi phạm quy định về kiểm soát hải quan (Điều 13) 

+ Chứa chấp, mua, bán, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không có chứng từ hợp pháp trong địa bàn hoạt động hải quan mà tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Vận chuyển trái phép hàng hóa, đồng Việt Nam tiền mặt, ngoại tệ tiền mặt, vàng, kim loại quý khác, đá quý qua biên giới mà tang vật vi phạm có có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Người nộp thuế có các hành vi trốn thuế quy định tại khoản 1 Điều 14 mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 14)

- Xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển vào Việt Nam hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu mà tang vật có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (trừ trường hợp mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trái phép ma túy, vũ khí, pháo các loại thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu ngà voi, sừng tê giác thuộc loại cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu) (Điều 15). 

- Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo quy định phải có hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu nhưng không có hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu hàng hóa; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành mà không có thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật mà tang vật có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 18). 

2. Các hành vi trong các lĩnh vực khác thuộc thẩm quyền xử phạt của cơ quan hải quan 

2.1. Các hành vi trong lĩnh vực thương mại, sản xuất hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (10 hành vi):

Nghị định 98/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2020 và thay thế 03 Nghị định gồm: Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ; Nghị định số 141/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp. Nhóm hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền XLVP của cơ quan Hải quan: 

- Hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm (khoản 8, 9 Điều 8) 

- Hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng (điểm e khoản 1, khoản 2 Điều 9); 

- Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa (điểm e khoản 1, khoản 2 Điều 11). 

- Hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả (điểm h khoản 1, điểm e khoản 2 Điều 13); 

- Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu (điểm a khoản 2 Điều 15). 

- Hành vi vi phạm về hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu (Điểm đ khoản 1 Điều 36). 

- Hành vi vi phạm về hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu (điểm đ khoản 1 Điều 37);

- Hành vi vi phạm về hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu hàng hóa (Điểm đ khoản 3 Điều 38); 

- Hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (khoản 4 Điều 44);

2.2. Hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (01 hành vi)

Hành vi quá cảnh, nhập khẩu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý quy định tại Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP XPVPHC trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

2.3. Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp (02 hành vi)

Hành vi “Vận chuyển lâm sản trái pháp luật” (Điều 22) và hành vi “Tàng trữ, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, chế biến lâm sản trái pháp luật” (Điều 23) quy định tại Nghị định 35/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực lâm nghiệp, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 07/2022/NĐ-CP.

https://www.haiquanvietnam.com/2022/05/cac-hanh-vi-vi-pham-can-xem-xet-dau-hieu-hinh-su-truoc-khi-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh.html

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn